Bơm tiêm điện là gì? Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện đúng cách

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế. Thiết bị này được hỗ trợ cài đặt và điều chỉnh thông số một cách chuẩn xác, mà không cần thao tác trực tiếp của bác sĩ. Việc sử dụng bơm tiêm có thể phục vụ cho nhiều người bệnh cùng lúc, nhanh chóng, dễ dàng. Nhờ đó tiết kiệm thời gian, công sức cho nhân viên y tế. Hãy cùng Vinacontrol CE tham khảo cấu tạo và chức năng của bơm tiêm điện.

 

1. Bơm tiêm điện là gì?

Bơm tiêm điện là 1 loại máy bơm tiêm giúp tiêm cho bệnh nhân theo liều lượng, tốc độ tiêm đã được điều chỉnh và cài đặt nhiều thông số khác nhau được cài trên máy để đạt được sự chính xác cao nhất. Bơm tiêm điện giúp truyền dịch, truyền thuốc tiêm cho bệnh nhân mà bác sỹ không cần trực tiếp thao tác và có thể chăm sóc được nhiều bệnh nhân hơn.

Bơm tiêm điện là thiết bị y tế liên quan đến sức khỏe con người nên bơm tiêm điện nằm trong danh mục thiết bị y tế có yêu cầu bắt buộc kiểm định, bao gồm: kiểm định trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng; kiểm định sau khi sửa chữa.

Năm 1658 Nhà khoa học Christipher Wren đã phát minh ra bơm tiêm. Tuy nhiên đến tận thế kỷ 19, các nguyên mẫu mới xuất hiện và năm 1950 bơm tiêm được sử dụng lần đầu tiên cho lĩnh vực hóa trị liệu. Bơm tiêm điện cứu thương nhỏ có thể di động và đeo được xuất hiện vào những năm 1970. Điều này đã tạo điều kiện sử dụng cho các bệnh nhân ngoại trú, thậm chí cả nghiên cứu trên động vật và nhiều lĩnh vực khác.

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế

Bơm tiêm điện là thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở y tế

✍ Xem thêm: Kiểm định bơm tiêm điện| Uy tín – toàn quốc

2.  Các loại bơm tiêm điện

Bơm tiêm điện nghiên cứu: Là thiết bị được sử dụng trong phòng thí nghỉm, nghiên cứu các ứng dụng đòi hỏi lượng hóa chất cung cấp rất nhỏ. Bơm tiêm điện nghiên cứu thường xử lý khối lượng rất nhỏ và bao gồm nhiều chức năng có lợi cho nghiên cứu

Bơm tiêm truyền y tế: Là thiết bị sử dụng để cung cấp lượng chất lỏng được kiểm soát như chất dinh dưỡng, thuốc và máu cho bệnh nhân. Bơm tiêm còn có thể sử dụng để chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu in vivo. Bơm tiêm y tế cần đảm bảo đủ an toàn để ngăn ngừa thương tích. Hoặc thậm chí là tử vong do bọt khí và các mối nguy hiểm khác. Chỉ có nhân viên y tế mới đủ thẩm quyền để vận hành và giám sát việc sử dụng.

✍ Xem thêm: Kiểm định thiết bị y tế| Thông tin chi tiết

3. Cấu tạo của bơm tiêm điện

Các bộ phận cơ bản trong chiếc bơm tiêm điện gồm những thành phần sau đây:

  • Kẹp giữ bơm, kẹp giữ đuôi pittông
  • Ổ cắm dây nguồn
  • Nắp khóa chống mở bơm tiêm
  • Nút khóa bơm tiêm
  • Bảng điều khiển, màn hình hiển thị, đèn báo, các nút nhấn chức năng
  • Van chống trào ngược
  • Dây nối với chiều dài khác nhau

 

Cấu tạo của bơm tiêm bằng điện

Cấu tạo của bơm tiêm bằng điện

4. Cách dùng bơm tiêm điện đúng cách, hiệu quả

  • Đảm bảo nguồn liên tục, cần có pin đủ dùng
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo trì về mặt kỹ thuật
  • Tránh tối đa sự điều chỉnh hay lắp đặt trong lúc thực hiện trên người bệnh
  • Pha thuốc theo đúng liều lượng, áp dụng phương thức tuần tự các bước. Đầu tiên là hút dung môi vào bơm tiêm, tiếp theo đuổi khí và đẩy bớt dịch dung môi ra ngoài. Sau đó mới bơm hút dịch thuốc vào.
  • Đường truyền dẫn thuốc cần duy trì tốc độ ổn định

 

5. Ưu điểm của bơm tiêm điện so với bơm tiêm thông thường

  • Hỗ trợ cài đặt thể tích thuốc cần tiêm, thời gian tiêm, lưu lượng tiêm
  • Cho phép điều chỉnh tốc độ bơm, người dùng tùy chọn chế độ bơm nhanh hoặc bơm chậm theo yêu cầu
  • Máy tương thích với với nhiều loại bơm tiêm hiện nay
  • Phát cảnh báo, báo động trong một số trường hợp như pin yếu, hết thuốc, cạn, tắc…

Trên đây là những thông tin liên quan đến bơm tiêm điện và những thông tin về việc áp dụng chúng trong công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

  • Thông tin liên hệ: Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol
  • Trụ sở Hà Nội: số 41 Nguyễn Thượng Hiền – phường Nguyễn Du – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
  • Chi nhánh Đà Nẵng: số 66 Võ Văn Tần – phường Chính Gián – quận Thanh Khê – Đà Nẵng
  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 225 Nguyễn Xí – phường 13 – Quận Bình Thạch – Hồ Chí Minh
  • Hotline miễn cước 1800.6083 email: vnce@vnce.vn

Tin khác

OHSAS 18001 - Hệ thống quản lý Sức khoẻ và An toàn

Chứng nhận OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu...

Công bố hợp quy là gì? Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh

Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch...

Chứng nhận hợp chuẩn là gì? Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn là việc xác nhận đối...

Kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản...

Giám định thiết bị, máy móc, dây chuyền

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo...

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo BS EN 14891:2017

Chứng nhận vật liệu chống thấm gốc xi măng theo tiêu chuẩn BS EN 14891:2017...

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt | Tư vấn từ A-Z

Thử nghiệm vật liệu cách nhiệt là quá trình kiểm tra và đánh giá các đặc tính...

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), Vinacontrol CE...

Chứng nhận kính hộp gắn kín cách nhiệt theo TCVN 8260:2009

Chứng nhận hợp chuẩn kính hộp gắn kín cách nhiệt là quá trình kiểm tra và...

Chứng nhận hợp chuẩn tấm 3D theo TCVN 7575-1:2007

Để đảm bảo chất lượng và sự an toàn cho các công trình sử dụng tấm 3D, việc...