Tiêu chuẩn ISO 45001 là gì? 4 Thông tin cần biết khi áp dụng

Tổ chức, doanh nghiệp cần có trách nhiệm đảm bảo giảm thiểu rủi ro gây tổn hại cho những người lao động có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp mình, chính vì vậy sự ra đời của ISO 45001 giúp tổ chức quản lý hiệu quả công tác sản xuất, hạn chế tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra.

 

1. Tiêu chuẩn ISO 45001 - Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

Các hoạt động của một doanh nghiệp có thể tạo ra nguy cơ chấn thương hoặc tai nạn nghề nghiệp, và có thể dẫn đến sự suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho những người làm việc. Vì vậy doanh nghiệp đó phải loại bỏ hoặc giảm thiểu các rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của mình bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Hệ thống quản lý ISO 45001 áp dụng vào tổ chức có thể ngăn ngừa sự cố chủ động cải thiện kết quả hoạt động sản xuất.

1.1 Tiêu chuẩn ISO 45001 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn lao động (Occupational Health and Safety - OH & S), cùng với cách hướng dẫn sử dụng cho phép tổ chức chủ động cải thiện hiệu suất trong việc phòng ngừa thương tích và thiệt hại sức khỏe nghề nghiệp.

ISO 45001 đưa ra các yêu cầu nhằm xây dựng một hệ thống kiểm soát an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp trên thế giới, đồng thời phù hợp hơn với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.

Chứng nhận ISO 45001:2018

Chứng nhận ISO 45001:2018

1.2 Phiên bản tiêu chuẩn ISO 45001 pdf mới nhất

ISO 45001 được định hướng áp dụng cho tất cả các loại hình và tính chất của bất kỳ tổ chức nào, bất kỳ quy mô nào. Tất cả các yêu cầu của ISO 45001 sẽ được tích hợp vào các quy trình quản lý riêng của tổ chức. Tiêu chuẩn quốc tế  ISO 45001:2018 mới nhất về Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề Nghiệp chính thức được ban hành ngày 12/3/2018 thay thế cho tiêu chuẩn quốc tế cũ OHSAS 18001 hết hiệu lực từ ngày 12 tháng 03 năm 2021.

✍  Tải tiêu chuẩn ISO 45001:2018 pdf tiếng việt  phiên bản mới nhất miễn phí : TẢI ISO 45001 PDF NGAY 

1.3 Đặc điểm của chứng nhận ISO 45001:2018

  • Tiêu chuẩn ISO 45001 không đưa ra tiêu chí cụ thể về công tác quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp;
  • Tiêu chuẩn ISO 45001 không giải quyết các vấn đề một các cụ thể như an toàn sản phẩm, thiệt hại tài sản hoặc các tác động môi trường, và tổ chức không cần phải tính đến những vấn đề này trừ khi chúng cho thấy có rủi ro đối với người lao động;
  • Tiêu chuẩn ISO 45001 không nhằm mục đích là một tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý, mà nó là một công cụ quản lý để các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ trở lên sử dụng một cách tự nguyện nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro gây hại;

  1.4 Mục đích của hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

Mục đích của hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp là đưa ra khuôn khổ quản lý rủi ro. Các kết quả của hệ thống nhằm đưa ra biện pháp ngăn ngừa thương tích và sức khỏe yếu kém trong công việc cho người lao động, cung cấp cho họ nơi làm việc an toàn, lành mạnh.

Ngoài ra, áp dụng ISO 45001 có thể hỗ trợ tổ chức hoàn thành các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác về an toàn và sức khỏe người lao động.

  ✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000 - Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm

2. Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001?

Tiêu chuẩn ISO 45001 dựa trên Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp cải thiện kế hoạch hoạt động bằng cách:

   ✅ Xây dựng kế hoạch và thực hiện chính sách mục tiêu về quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp;

   ✅ Xác định các mối nguy hại và rủi ro an toàn sức khỏe gắn với các hoạt động của tổ chức; tìm cách loại bỏ chúng, hoặc kiểm soát để giảm thiểu tác động tiềm ẩn;

   ✅Thiết lập hệ thống kiểm soát vận hành để quản lý các rủi ro về an toàn sức khỏe cũng như các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác;

   ✅Nâng cao nhận thức rủi ro về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp;

   ✅ Đánh giá kết quả hoạt động quản lý an toàn sức khỏe và tìm cách cải tiến kết quả hoạt động đó thông qua các hoạt động thích hợp;

   ✅ Đảm bảo người lao động có vai trò chủ động trong các vấn đề về sức khỏe nghề nghiệp;

Việc kết hợp các biện pháp này giúp nâng cao thương hiệu của tổ chức như là một nơi làm việc an toàn, và có thể có nhiều lợi ích trực tiếp hơn, chẳng hạn như:

   ✅ Giảm thiểu tai nạn đáng tiếc xảy ra, giảm chi phí tai nạn;

   ✅Giảm thời gian và chi phí cho các công việc gián đoạn vận hành sản xuất;

   ✅Giảm chi phí đóng bảo hiểm;

   ✅Giảm sự vắng mặt và tỷ lệ biến động nhân sự trong doanh nghiệp;

   ✅Giấy chứng nhận ISO 45001 có giá trị quốc tế, được thế giới công nhận (có thể tác động đến khách hàng đang quan tâm đến trách nhiệm xã hội).

 

Tiêu chuẩn, chứng nhận ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 45001 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp 

 ✍ Xem thêm: Quy trình chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang tiêu chuẩn ISO 45001

3. Nguyên tắc PDCA trong tiêu chuẩn ISO 45001:2018 

Cách tiếp cận hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp được áp dụng trong ISO 45001:2018 được xây dựng theo mô hình PDCA: " Hoạch định (Plan) – Thực hiện (Do) – Kiểm tra (Check) – Hành động (Action)".

Mô hình này là một quá trình lặp đi lặp lại để đạt được cải tiến thường xuyên:

      ❶ Hoạch định (Plan): Xác định và đánh giá rủi ro hoặc cơ hội của an toàn, sức khỏe nghề nghiệp. Thiết lập các mục tiêu và quá trình phù hợp với chính sách của tổ chức;

      ❷ Thực hiện (Do): Tiến hành các quá trình theo hoạch định;

      ❸ Kiểm tra (Check): Theo dõi và đo lường các hoạt động trong quá trình thực hiện dựa trên sự đối chiếu với chính sách và mục tiêu. Báo cáo kết quả thực hiện;

      ❹ Hành động (Action): Hành động, cải tiến thường xuyên kết quả hệ thống để đạt được kết quả tốt nhất.

 

Giấy chứng nhận ISO 45001 tại Công Ty TNHH Môi trường Quý Tiến

Giấy chứng nhận ISO 45001 tại Công Ty TNHH Môi trường Quý Tiến

 ✍ Xem thêm:  Doanh nghiệp, tổ chức nào bắt buộc phải có chứng nhận ISO 9001?

4. Quy trình áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn súc khỏe nghề nghiệp

Để đạt được giấy chứng nhận ISO 45001:2018, doanh nghiệp cần phải thực hiện theo từng bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận và trao đổi thông tin với Tổ chức chứng nhận

Đầu tiên, doanh nghiệp cần trao đổi thông tin liên quan với Tổ chức chứng nhận, việc trao đổi này nhằm mục đích thống nhất thông tin giữa hai bên, đảm đảm thực hiện theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Thông tin cần trao đổi như:

     ᐉ Thủ tục đăng ký đánh giá chứng nhận ISO 45001;

     ᐉ Điều kiện cần để đánh giá chứng nhận;

     ᐉ Quy trình chứng nhận được thực hiện như thế nào;

     ᐉ Kế hoạch đánh giá tổ chức ;

     ᐉ Chi phí, báo giá thực hiện đánh giá chứng nhận.

Bước 2: Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá

Tổ chức chứng nhận tiếp nhận được thông tin và yêu cầu của Doanh nghiệp. Sau đó, Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá gửi tổ chức. Kế hoạch đánh giá sẽ chủ yếu bao gồm các thông tin chứng nhận. Ví dụ như: thời gian đánh giá; địa điểm đánh giá; thông tin các chuyên gia đánh giá; nội dung đánh giá…

Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường.

Việc đánh giá chứng nhận thông thường trải qua 02 bước cơ bản.

      ➊ Đánh giá xem xét hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp;

     ➋ Đánh giá thực tiễn tại nhà xưởng sản xuất, nơi doanh nghiệp kinh doanh...Các chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét các tài liệu, quy trình, hướng dẫn… và thực tế sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp có phù hợp với các tiêu chuẩn ISO 45001 hay không?

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận thử

Sau khi đã có kết quả đánh giá của chuyên gia đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ để cấp giấy chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ gửi cho Doanh nghiệp 01 bản demo giấy chứng nhận qua email. Bản demo giấy chứng nhận sẽ bao gồm các thông tin giống như 01 chứng chỉ ISO chính thức. Doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra các thông tin trên Giấy chứng nhận.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận ISO 45001:2018 và bàn giao hồ sơ

Sau khi đã thẩm xét xong hồ sơ và xác nhận thông tin chứng chỉ với Doanh nghiệp. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho Doanh nghiệp 01 Giấy chứng nhận ISO. Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm và thời hạn giám sát tổi thiểu 12 tháng/lần. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, để duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO 45001; Doanh nghiệp cần phải thực hiện đánh giá giám sát hàng năm và chứng nhận lại sau 03 năm.

 

Như vậy, trên đây Vinacontrol CE giới thiệu chi tiết về tiêu chuẩn ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Với những thông tin trên doanh nghiệp có thể hiểu thêm về tiêu chuẩn ISO quốc tế này , từ đó có kế hoạch cụ thể áp dụng thành công vào doanh nghiệp của mình. Mọi thắc mắc hay yêu cầu chứng nhận hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Chứng nhận ISO 45001 liên hệ Vinacontrol CE hotline 1800.6083, email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin khác

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất | Thủ tục đăng ký giấy phép

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất là giấy phép do cơ quan quản...

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ | Thủ tục – Quy trình

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ là quá trình đánh giá kết quả...

Hiệu chuẩn thiết bị | 5 nội dung quan trọng cần lưu ý

Hiệu chuẩn thiết bị là một khâu quan trọng trong quá trình đảm bảo độ chính...

Kiểm định thử tải Container như thế nào? Hướng dẫn chi tiết

Kiểm tra container là hoạt động tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng của...

83 tiêu chí chất lượng bệnh viện | Bộ Y tế ban hành mới nhất

83 tiêu chí chất lượng bệnh viện được xây dựng và ban hành được xem là bộ...

Hồ sơ dự thầu gồm những giấy tờ nào? Phân biệt với hồ sơ năng lực

Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư cung cấp cho bên...

Kiểm định máy cắt điện | Thủ tục nhanh gọn - Hỗ trợ toàn quốc

Kiểm định máy cắt điện là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá tình trạng kỹ...

Kiểm định cáp điện uy tín | An toàn tin cậy – Hỗ trợ toàn quốc

Kiểm định cáp điện là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá mức độ an toàn của cáp...

Tập đoàn Vinacontrol | Thông tin tổng hợp dịch vụ cần biết

Vinacontrol tiền thân là Cục Kiểm nghiệm hàng hóa XNK thuộc Bộ Thương nghiệp,...

Chứng nhận hợp quy đá dăm | Lưu ý công bố chất lượng

Chứng nhận hợp quy đá dăm là hoạt động kỹ thuật đánh giá, kết luận sự phù hợp...