Kiểm định thử tải Container như thế nào? Hướng dẫn chi tiết

Kiểm định thử tải container đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa. Nó là cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng như tính pháp lý để tiến hành thông quan, lưu thông hợp pháp. Dưới đây là một số hướng dẫn liên quan đến quy trình kiểm tra container được Vinacontrol CE cung cấp nhằm giúp doanh nghiệp tiến hành kiểm tra hiệu quả nhất.

 

1. Hoạt động kiểm tra thử tải container

Kiểm tra thử tải container là hoạt động tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng của thiết bị này về sự phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Hoạt động kiểm tra phương tiện được thực hiện bởi đơn vị có chuyên môn. Qua đó, phát hiện các lỗi, sai sót của container trước khi đưa vào sử dụng. Những loại container cần lưu ý tiến hành kiểm tra bao gồm: container chở hàng khô, container đẳng nhiệt, container chở hàng lỏng.

Kiểm tra để phát hiện các lỗi, sai sót của container trước khi đưa vào sử dụng

Kiểm tra để phát hiện các lỗi, sai sót của container trước khi đưa vào sử dụng

✍  Xem thêm: Hun trùng là gì? 4 lưu ý khi khử trùng hàng hóa xuất khẩu

2. Tiêu chuẩn áp dụng cho kiểm tra container

Các tiêu chuẩn được áp dụng cho việc kiểm tra container được xây dựng và ban hành bởi các cơ quan Nhà nước. Các tiêu chuẩn được áp dụng bao gồm:

  • QCVN 38:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về việc thực hiện kiểm tra và chế tạo container cho phương tiện vận tải.
  • TCVN 7552-1: 2005 (ISO 1496-1: 1990):  Tiêu chuẩn kiểm tra về container vận chuyển loạt 1
  • ISO 1496-1: 2013(E)
  • BS EN 12079:2006 Part 1, 3
  • QTKT 04:2018/SITC: Tiêu chuẩn về quy trình kiểm tra không phá hủy bằng cách thức từ tính (MPI).

 

Các tiêu chuẩn được áp dụng cho việc kiểm tra container được xây dựng và ban hành bởi các cơ quan Nhà nước

Các tiêu chuẩn được áp dụng cho việc kiểm tra container được xây dựng và ban hành bởi các cơ quan Nhà nước

✍  Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu | Thủ tục nhanh gọn

3. Quy trình kiểm định thử tải Container

Quy trình kiểm tra Container bao gồm thực hiện các bước sau

Bước 1: Kiểm tra về hồ sơ kỹ thuật

Đầu tiên là bước tiến hành kiểm tra về hồ sơ kỹ thuật của container cần được thực hiện chi tiết. Kiểm tra sự phù hợp hồ sơ về thuyết minh các đặc điểm kỹ thuật. Về tính bền của kết cấu, bản vẽ chỉ dẫn chi tiết vật liệu mà container sử dụng. Thông tin về kích thước, bố trí kết cấu và sự liên kết giữa chúng. 

Bước 2: Kiểm tra về tính kỹ thuật

Chuyên viên sẽ tiến hành bước kiểm tra về kỹ thuật ở bên trong và cả bên ngoài của container. Xem xét các khuyết điểm, lỗi, các biến dạng hình dọc từng bộ phận để có hướng xử lý. Cụ thể; 

Kiểm tra bên ngoài/ gầm/ khung dầm

Tiến hành chú ý kỹ phía bên ngoài của xe bao quát có hiện tượng hư hỏng hoặc sai sót kỹ thuật. Xem xét các vết nứt, rách, trầy xước, lỗ thủng, biến dạng, tìm hiểu nguyên do. 

- Quan sát, kiểm tra tổng quát phía ngoài container, gồm cả phần gầm và khung dầm

- Khi phát hiện các vết rách, lỗ thủng, vị trí biến dạng … phải tiến hành kiểm tra nguyên nhân, kiểm tra lại  phần gầm, các góc của Container

- Những vị trí này thường bị bỏ sót nhưng lại là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa chứa đựng bên trong container

Kiểm tra bên trong/ bên ngoài cửa

  • Xem xét về độ kín nước bằng việc khép kín cửa container từ bên trong, xem các tia sáng có lọt qua nhiều hay không. Từ đó có thể phát hiện được về lỗ thủng hoặc khe nứt. 
  • Tiến hành xem xét các đinh tán, ri vê ngay chỗ có gắn lỗ khóa niêm phong. Kiểm tra xem container có bị hư hại nặng, có chắc chắn hay đang bị nhô lên cần phải được khắc phục. 
  • Đóng mở cánh cửa container xem có khít, thuận tiện. Dùng then cài vào để xem có đảm bảo độ an toàn bảo vệ tài sản bên trong hay không, có để nước tràn vào bên trong không. 
  • Riêng container chứa hàng đông lạnh cần phải kiểm tra tấm bọc phủ các trang thiết bị khác. Chẳng hạn kiểm tra kỹ về lỗ thông gió, ống dẫn hơi lạnh, bộ phận máy làm lạnh,…

Kiểm tra về mép hông, vách phải và trái, trước

Chủ ý kiểm tra bộ phận méo hông và vách bên phải của container xem có bị gỉ sét, xuống cấp về chất lượng hay không. Nhiều thiết bị khi để lâu ngày bị hư hại bên trong, có lỗ hổng mà không hề hay biết.

Kiểm tra trần/ nóc/ sàn bên ngoài

Tiến hành việc kiểm tra về phần trần container, nóc và sàn bên ngoài có bị hư hại phần nào không. Đây chính là bộ phận quan trọng để bảo vệ được chất lượng và độ bền sản phẩm. 

Kiểm tra sàn bên trong

Chuyên gia sẽ tiến hành việc kiểm tra về sàn bên trong của có sạch sẽ, dính bẩn, có đọng hóa chất ảnh hưởng tới chất lượng. Xem phần sàn có thường xuyên bị tiếp xúc gần mặt đất mà han gỉ, bào mòn đáng kể không. 

Kiểm tra chất lượng các mối hàn 

Kiểm tra kỹ lưỡng các mối hàn của sản phẩm sử dụng bằng phương pháp từ tính (MPI). Xác định mối hàn có chắc chắn hay bị bào mòn, có vết nứt không chắc chắn để xử lý.

Bước 3: Thử tải container

Bước này các chuyên gia sẽ tiến hành thử tải khi kết quả kiểm tra bên trên vượt yêu cầu tốt.

  • Thử độ bền được làm theo quy định tại Bảng 6 của QCVN 38:2015/BGTVT.
  • Tiến hành kiểm tra về từ tính (MPI) các mối hàn của container sau khi thử tải. 

Bước 4: Xử lý kết quả của công việc kiểm tra cả container

Có kết quả thực hiện kiểm tra container rõ ràng, có xác định trước và sau khi thử nghiệm tải trọng ghi vào biên bản đầy đủ. Báo cáo kiểm tra cho cơ quan có thẩm quyền. 

Đảm bảo an toàn và chất lượng của hàng hóa được vận chuyển khi kiểm tra container

Đảm bảo an toàn và chất lượng của hàng hóa được vận chuyển khi kiểm tra container

4. Một số lưu ý về thông số được ghi bên ngoài container

Ngoài các nội dung kiểm tra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý thêm về thông tin về các thông số được ghi bên ngoài container. Cụ thể:

  • Trọng lượng tối đa hay trọng tải toàn phần của container (Maximum Gross Weight) khi container chứa đầy hàng đến giới hạn an toàn cho phép: Nó bao gồm trọng lượng hàng tối đa cho phép cộng với trọng lượng vỏ container.
  • Trọng tải tịnh của container (Maximum Payload) là trọng lượng hàng hóa tới mức tối đa cho phép trong container: Nó bao gồm trọng lượng hàng hóa, bao bì, pallet, các vật liệu dùng để chèn lót, chống đỡ hàng trong container.
  • Trọng lượng vỏ container (Tare Weight) Phụ thuộc vào vật liệu dùng để chế tạo container.
  • Dung tích container (container internal capacity) tức là thể tích chứa hàng tối đa của container.

Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra, đóng hàng vào container thì bước cuối cùng, không thể thiếu là kẹp chì container bằng chì cối 7mm hoặc chì cáp bấm. Ghi chép lại thông tin số series trên chì niêm làm căn cứ kiểm tra, đối chiếu trong quá trình vận chuyển, thông quan, lưu bãi…

 

Kết luận

Container chở hàng là phương tiện vận chuyển hàng hóa phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chất lượng hàng hóa, quá trình kiểm tra container chở hàng trước khi vận chuyển là rất quan trọng. Hy vọng với những thông tin trên, doanh nghiệp đã nắm rõ và tiến hành quy trình kiểm tra container một cách tốt nhất. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tin khác

Chi nhánh Vinacontrol Hồ Chí Minh | Tổng hợp thông tin tổ chức

Vinacontrol Hồ Chí Minh - thành viên Tập đoàn Vinacontrol, là tổ chức đánh...

Hiệu chuẩn pipet là gì? Cách sử dụng pipet hiệu quả

Hiệu chuẩn pipet là quá trình đánh giá và điều chỉnh pipet để đảm bảo rằng nó...

Kiểm định ghế nha khoa | Hỗ trợ thủ tục hồ sơ từ A-Z

Ghế nha khoa được sử dụng hàng ngày trong các quy trình điều trị và phục hồi...

Hiệu chuẩn nhiệt ẩm kế | Quy trình hiệu chuẩn chi tiết

Hiệu chuẩn nhiệt ẩm kế là một quy trình quan trọng đảm bảo rằng dữ liệu thu...

Cấp chứng nhận ISO 9001:2015 cho bệnh viện | 4 Nội dung cần lưu ý

Chứng nhận ISO 9001:2015 cho bệnh viện giúp xây dựng và duy trì quy trình...

Cấp chứng nhận ISO cho doanh nghiệp Logistic | Nhanh gọn

Chứng nhận ISO trong ngành logistic mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, đặc...

Kiểm định cân lò xo theo ĐLVN 30:2019 | Tư vấn kiểm định

Kiểm định cân lò xo là quá trình kiểm tra và đánh giá sự chính xác của cân lò...

Chứng nhận cọc ống thép | Hướng dẫn quy trình từ A – Z

Chứng nhận cọc ống thép là một quá trình kiểm định và xác minh chất lượng của...

Hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học | Hỗ trợ thực hiện toàn quốc

Hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học (Biosafety Cabinet - BSC) là một quá trình đo...

Hiệu chuẩn tủ lạnh âm sâu | Thủ tục nhanh gọn – Kết quả uy tín

Hiệu chuẩn tủ lạnh âm sâu là hoạt động kiểm tra, đo lường, xác nhận các chỉ...