Quy trình kiểm định an toàn hệ thống lạnh, kho lạnh

Quý khách hàng cần kiểm định hệ thống lạnh, phòng lạnh liên hệ Vinacontrol CE hotline miễn cước 1800.6083 hoặc email vnce@vnce.vn để được tứ vấn dịch vụ chi tiết nhất.

 

Tìm hiểu thêm: 

          ✍  Khi nào doanh nghiệp cần phải kiểm định an toàn hệ thống lạnh 

          ✍ Danh mục thiết bị, máy móc cần phải kiểm định an toàn theo quy định Nhà nước

          ✍ Kiểm định an toàn cầu trục, cần cẩu - Kiểm định thiết bị nâng 

 

Ngày nay, hệ thống lạnh được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành kỹ thuật rất khác nhau: trong công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm, công nghiệp hoá chất, công nghiệp rượu, bia, sinh học, đo lường tự động, kỹ thuật sấy nhiệt độ thấp, xây dựng, công nghiệp dầu mỏ, chế tạo vật liệu, dụng cụ, thiết kế chế tạo máy. Để đảm bảo an toàn cho người vận hành, giảm thiểu sự cố tai nạn lao động hệ thống lạnh bắt buộc cần phải kiểm định an toàn kỹ thuật.

Kiểm định hệ thống lạnh là hoạt động đánh giá, kiểm tra và kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bài viết này cung cấp thông tin về Quy trình kiểm định hệ thống lạnh do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn.

 

Kiểm định hệ thống lạnh công nghiệp, tòa nhà

Vinacontrol CE kiểm định an toàn hệ thống lạnh

Phạm vi áp dụng quy trình kiểm định hệ thống lạnh 

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh áp dụng trong kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường đối với hệ thống lạnh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Quy trình này không áp dụng cho hệ thống sử dụng nước hoặc không khí làm môi chất lạnh, hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5 kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm I, nhỏ hơn 2,5 kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm II, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm III theo phân loại của TCVN 6104-1:2015 (ISO 5149-1:2014).

 

Thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm định an toàn hệ thống lạnh

     ᐉ QCVN 01: 2008 - BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;

     ᐉ QCVN 21: 2015/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh;

     ᐉ TCVN 8366 : 2010 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn thiết kế, kết cấu, chế tạo;

     ᐉ TCVN 6155 và 6156 :1996 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa và phương pháp thử;

     ᐉ Bộ TCVN 6104:2015 (ISO 5149) Hệ thống lạnh và bơm nhiệt - Yêu cầu về an toàn và môi trường;

     ᐉ TCVN 6008 : 2010 - Thiết bị áp lực - Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

     ᐉ TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

     ᐉ TCVN 9358 : 2012 - Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung.

 

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.

 

Hệ thống lạnh cần kiểm định khi nào?

     ⚖ Kiểm định kỹ thuật lần đầu: Tiến hành kiểm định an toàn hệ thống lạnh trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

     ⚖ Kiểm định kỹ thuật định kỳ: Tiến hành kiểm định theo chu kỳ thời gian được quy định theo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

     ⚖ Kiểm định kỹ thuật bất thường: hệ thống đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên, sau khi sửa chữa, nâng cấp, sự thay đổi vị trí lắp đặt hoặc có yêu cầu kiểm định từ các cơ quan nhà nước…

Quy trình kiểm định hệ thống kho lạnh, phòng lạnh

Quy trình kiểm định hệ thống kho lạnh, phòng lạnh

 

Quy trình tiến hành kiểm định hệ thống lạnh

Khi kiểm định hệ thống lạnh, kho lạnh công nghiệp phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

- Kiểm tră mặt bằng vị trí lắp đặt hệ thống;

- Hệ thống chiếu sáng vận hành;

- Sàn thao tác, cầu thang, giá treo;

- Hệ thống tiếp nối đất, an toàn chống sét;

- Kiểm tra thông tin kỹ thuật trên nhãn mác;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị;

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong hệ thống

- Kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại các bộ phần chịu lực;

- Kiểm tra tình trạng mối hàn, kiểm tra tình trạng cặn bẩn, han gỉ…

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật và thử nghiệm

- Tiến hành thử nghiệm, thử bền, thử kín ….

Bước 4: Kiểm tra vận hành hệ thống lạnh

Kiểm tra vận hành theo điều kiện làm việc của thiết bị,

kiểm tra van an toàn, thiết bị chỉ báo…

Bước 5: Xử lý kết quả, dán tem kiểm định

Hệ thống lạnh được dán nhãn tem kiểm định an toàn kỹ thuật khi đạt các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật.

 

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

 

Quý khách có bất kỳ thắc mắc hay yêu cầu kiểm định hệ thống lạnh hay các dịch vụ khác, Quý khách hàng hãy liên hệ Vinacontrol CE theo hotline tư vấn 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại yêu cầu tại đây để được phục vụ tốt nhất.

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...