Chứng Nhận Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Ngành Xây Dựng
Hệ thống quản lý chất lượng xây dựng là hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng. Có nhiều phương pháp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong một tổ chức tùy theo quy mô, khả năng và tình trạng của tổ chức. Hãy tìm hiểu thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết về việc quản lý chất lượng công trình và trình tự xây dựng 1 hệ thống quản lý chất lượng cho một tổ chức xây dựng.
1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì?
Hiện nay với tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực xây dựng đồi hỏi việc quản lý chất lượng các công tình xây dựng trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, bởi tổ chức cần phải giải quyết các vấn đề định hướng chiến lược dựa trên rủi ro, nâng cao việc quản lý và kiểm soát ở tất cả các quá trình trọng yếu nhằm đảm bảo chất lượng các hạng mục công trình được quản lý và kiểm soát đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiến độ và giảm thiểu sự lãng phí.
Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ – CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình.
Theo đó Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
Doanh nghiệp xây dựng nâng cao năng lực cạnh tranh bằng chứng nhận ISO 9001
✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 là gì? Tại sao doanh nghiệp nào cũng cần đến ISO 9001?
2. Lợi ích khi thực hiện chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng xây dựng
- Thuận lợi trong hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng;
- Giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao được hình ảnh, uy tín của mình đối với khách hàng và đối tác;
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường;
- Đảm bảo xây dựng chính sách chất lượng và quy chế bảo đảm chất lượng từ Công ty đến các công trường;
- Giúp lãnh đạo tổ chức kịp thời nắm được tình hình chất lượng các công trường và duy trì hệ thống sau khi đưa vào thực hiện;
- Chất lượng công trình luôn được đảm bảo từ chất lượng đến tiến độ thi công;
- Giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có;
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác quản lý chất lượng của các công ty để báo cáo lãnh đạo xử lý;
- Giúp công ty ban hành quy chế với các tiêu chí chất lượng cho từng công trình.
✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về tiêu chuẩn ISO 45001 về quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp
3. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực xây dựng
Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng
Đầu tiên, trước khi bắt tay vào việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng là phải thấy được ý nghĩa trong việc duy trì và phát triển tổ chức. Lãnh đạo doanh nghiệp cần định hướng cho các hoạt động của hệ thống, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý của mình đem lại lợi ích thiết thực cho tổ chức.
Bước 2: Lập ban chỉ đạo thực hiện dự án ISO
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng có thể xem như là một dự án lớn, vì vậy doanh nghiệp cần tổ chức điều hành dự án sao cho hiệu quả. Nên có một ban chỉ đạo hệ thống quản lý chất lượng tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Cần bổ nhiệm đại diện của lãnh đạo về chất lượng để lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động.
Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn
Đây là bước thực hiện xem xét kỹ lưỡng thực trạng của doanh nghiệp để xác định xem yêu cầu nào không áp dụng, những hoạt động nào tổ chức đã có, mức độ đáp ứng đến đâu và các hoạt động nào chưa có để từ đó xây dựng nên kế hoạch chi tiết để thực hiện. Sau khi đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định được những gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp.
Bước 4: Thiết kế và tạo văn bản hệ thống quản lý chất lượng ISO
Thực hiện những thay đổi hoặc bổ sung đã xác định trong đánh giá thực trạng để hệ thống chất lượng phù hợp. Cần xây dựng và hoàn chỉnh tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn, ví dụ:
- Xây dựng sổ tay chất lượng;
- Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan;
- Xây dựng các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết;
- Một điều quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp thiếu sót khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đó là: Định dạng và chuẩn hóa cấu trúc hệ thống tài liệu sẽ giúp cho việc lưu trữ, tiếp cận và sử dụng thuận tiện hơn.
Đánh giá rủi ro và lợi ích các hoạt động để lên danh mục các công việc cần biên soạn tài liệu để kiểm soát, điều này giúp cho tối giản hóa hệ thống tài liệu vừa đủ để sử dụng, không dư và cũng không thiếu nhưng vẫn kiểm soát hết tất cả những rủi ro của doanh nghiệp.
Vinacontrol CE cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng
Bước 5: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
Công ty cần áp dụng hệ thống đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện:
- Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về hệ thống quản lý chất lượng;
- Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục đã được viết ra;
- Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả;
- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hoạt động khắc phục đối với sự không phù hợp;
- Tổ chức họp xem xét của lãnh đạo về kết quả xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý.
Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận
Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:
- Đánh giá trước chứng nhận: Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện.
- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận (hay còn gọi là bên đánh giá độc lập thứ ba) là tổ chức được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO. Số lượng các tổ chức công nhận càng lớn càng chứng tỏ mức độ uy tín và tính thừa nhận quốc tế của Tổ chức chứng nhận.
Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận
Công ty sẽ lựa chọn một tổ chức chứng nhận có uy tín nhằm đảm bảo một hệ thống hoạt động hiệu quả, mang lại giá trị gia tăng thực sự. Sau đó, tổ chức chứng nhận đã được lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống của công ty. Thông thường để tiến hành đánh giá tiêu chuẩn, tổ chức chứng nhận cần 15-20 ngày đánh giá tại tổ chức.
Bước 8: Duy trì hệ thống sau khi chứng nhận
Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực xây dựng được phát hiện qua quá trình đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động khắc phục theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và cải tiến không ngừng hệ thống quản lý của công ty.
✍ Xem thêm: Danh mục sản phẩm vật liệu xây dựng cần thực hiện chứng nhận hợp quy
Vinacontrol CE có đầy đủ năng lực pháp lý để thực hiện đánh giá chứng nhận và cấp chứng ISO trên toàn quốc. Thấu hiểu được vai trò quan trọng, xu thế thời đại cũng như luôn quan tâm lắng nghe từ phía khách hàng. Chúng tôi luôn hướng tới giải pháp, thủ tục trọn gói, chi phí phù hợp với mọi tổ chức. Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý lĩnh vực xây dựng khách hàng vui lòng liên hệ hotline miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ tốt nhất
Tin khác