Chứng nhận cọc ống thép | Hướng dẫn quy trình từ A – Z

Cọc ống thép là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các công trình Cảng, hàng hải, móng cầu đô thị dân dụng như tường chắn đất, vòng xây. Chất lượng của cọc ống thép ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình và sự an toàn của công nhân. Do đó, trên thực tế các khách hàng xây dựng có yêu cầu khắt khe về việc chứng nhận cọc ống thép để đảm bảo rằng vật liệu họ sử dụng đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng.

 

1. Chứng nhận cọc ống thép là gì?

Chứng nhận cọc ống thép là một quá trình kiểm định và xác minh chất lượng của cọc để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng quy định cho loại cọc ống này. Hoạt động chứng nhận được thực hiện bởi các cơ quan chuyên ngành hoặc tổ chức kiểm định có uy tín.

Chứng nhận cọc ống thép để đảm bảo rằng vật liệu sử dụng đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng

Chứng nhận cọc ống thép để đảm bảo rằng vật liệu sử dụng đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp chuẩn ống nhựa chịu nhiệt PPR | Uy tín – Tiết kiệm

2. Tiêu chuẩn chất lượng cọc ống thép

Để đáp ứng yêu cầu trong các công trình dự án lớn, các sản phẩm ống thép ngày càng phải được nâng cao về chất lượng, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn của Việt Nam và nước ngoài như TCVN, JIS, AWWA, ASTM…Dưới đây là một số tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến cọc ống thép.

  • TCVN 9245:2012 – Cọc ống thép
  • TCVN 9246:2012 – Cọc ống ván thép
  • TCVN 10317:2014 - CỌC ỐNG THÉP VÀ CỌC VÁN ỐNG THÉP SỬ DỤNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
  • JIS G3443-1 Ống thép dùng trong ngành nước (Ống thép hàn dọc ống hoặc hàn xoắn)
  • JIS G3443-2 Phụ kiện nối ống
  • JIS G3443-3 Lớp sơn phủ bên ngoài
  • JIS G3443-4 Lớp sơn phủ Epoxy bên trong
  • ANSI/AWWA C218-16 – Lớp sơn phủ Epoxy bên ngoài
  • ANSI/AWWA C200-17 – Ống thép 6 inch (150mm) và lớn hơn

 

Để đáp ứng yêu cầu trong các công trình dự án lớn, các sản phẩm ống thép phải được chứng nhận

Để đáp ứng yêu cầu trong các công trình dự án lớn, các sản phẩm ống thép phải được chứng nhận 

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp chuẩn ống cống bê tông uy tín| Tiết kiệm chi phí

3. Vì sao cần chứng nhận hợp chuẩn cọc ống thép?

  • Giúp doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường, gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường với bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế;
  • Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí và thời gian đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận, đấu thầu;
  • Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đối tác về chất lượng và an toàn của sản phẩm;
  • Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các rủi ro và chi phí liên quan nhờ áp dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Được sử dụng giấy chứng nhận (do tổ chức chứng nhận cấp) khi tham gia thầu/đấu thầu hay khi cung cấp sản phẩm vào các dự án, hệ thống của các lĩnh vực/ngành có liên quan;
  • Giúp sản phẩm dễ dàng được người tiêu dùng chọn lựa và tín nhiệm bởi đã được tổ chức chứng nhận bên thứ ba đánh giá/xác nhận;
  • Nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm.

 

Trên thực tế các khách hàng xây dựng có yêu cầu khắt khe về việc chứng nhận cọc ống thép

Trên thực tế các khách hàng xây dựng có yêu cầu khắt khe về việc chứng nhận cọc ống thép

✍ Xem thêm: Chứng nhận hợp quy băng chặn nước PVC | Hồ sơ – Thủ tục

4. Quy trình chứng nhận cọc ống thép

► Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Đơn vị sản xuất đăng ký chứng nhận cọc ống thép. Điền thông tin theo mẫu được chuyên viên cung cấp và hướng dẫn để hoàn thành đăng ký theo quy định.

Chuyên gia xem xét thông tin sản phẩm, doanh nghiệp và đưa ra những tư vấn cho khách hàng để có chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đánh giá về sau.

► Bước 2: Đánh giá chứng nhận và lấy mẫu thử nghiệm

  • Đánh giá quy trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (Phương thức 5).
  • Đánh giá hiện trường, thực trạng tại doanh nghiệp.
  • Lấy mẫu đại diện thử nghiệm, sau đó niêm phong mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.

► Bước 3: Tiến hành thử nghiệm

Tiến hành thử nghiệm tại phòng Labs đủ tiêu chuẩn. Thời gian thử nghiệm tùy thuộc vào tính chất cơ lý, vật lý, hóa lý của sản phẩm cọc ống thép

► Bước 4: Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn

Sau khi có kết quả thử nghiệm đạt, Vinacontrol CE xem xét hồ sơ doanh nghiệp và cấp chứng nhận hợp chuẩn cọc ống thép cho doanh nghiệp đủ điều kiện. Giấy chứng nhận hợp chuẩn có giá trị 3 năm.

► Bước 5: Duy trì đánh giá

Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận hợp chuẩn cọc ống thép sẽ tiến hành đánh giá giám sát 1 năm/lần.

Tái chứng nhận sau 3 năm

► Bước 6: Công bố hợp chuẩn

Doanh nghiệp công bố chất lượng sản phẩm sau khi đạt chứng nhận. Một bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn cọc ống thép sẽ bao gồm: 

  • Bản công bố hợp chuẩn cọc ống thép;
  • Bản sao y bản chính giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương tương;
  • Giấy chứng nhận hợp chuẩn cọc ống thép.

 

Quy trình chứng nhận cọc ống thép

Quy trình chứng nhận cọc ống thép

✍ Xem thêm: Chứng nhận cọc bê tông | Uy tín – Nhanh gọn

5. Tổ chức chứng nhận cọc ống thép uy tín

Vinacontrol CE là tổ chức chứng nhận uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi đã và đang chứng nhận hợp chuẩn cho các sản phẩm cọc ống thép, cọc ống ván thép, ống thép hàn xoắn theo các tiêu chuẩn chất lượng. Sau đây là những lý do nên đăng ký chứng nhận cọc ống thép tại Vinacontrol CE:

  • Vinacontrol là thương hiệu chứng nhận uy tín có lịch sử hơn 60 năm, được biết đến và công nhận rộng rãi bởi các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước;
  • Đội ngũ nhân sự kinh nghiệm, chuyên nghiệp, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khi có yêu cầu của Quý khách hàng;
  • Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian chi phí cho doanh nghiệp;
  • Chi nhánh văn phòng toàn quốc, đáp ứng mọi yêu cầu của doanh nghiệp tại chỗ nhanh nhất;
  • Chi phí cực ưu đãi với nhiều chương trình giảm giá cho hợp đồng giá trị lớn và khách hàng cũ.

 

Mọi yêu cầu về dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn cọc ống thép và các dịch vụ chứng nhận vật liệu xây dựng khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được tư vấn, hỗ trợ nhanh và tốt nhất!

Tin khác

Chứng nhận SBP là gì? Chương trình sinh khối bền vững

Chương trình Sinh khối Bền vững (SBP - Sustainable Biomass Program) được...

Nhãn dán sinh thái eco label là gì? 5 thông tin cần chú ý

ECO LABEL hoặc nhãn sinh thái là các dấu hiệu được đặt trên bao bì sản phẩm...

Mã số DUNS là gì? Đăng ký DUNS như thế nào?

Mã số DUNS là ký hiệu viết tắt của Data Universal numbering System. Đây là...

7 loại lãng phí trong sản xuất | Giáp pháp loại bảo lãng phí

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên...

Sự không phù hợp trong ISO là gì? Lỗi NC trong ISO

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp (tiếng anh là Nonconformities). ISO...

Nhân viên ISO là gì? 4 nội dung cần biết

Nhân viên ISO là người phụ trách việc triển khai, duy trì và giám sát hệ...

Bối cảnh của tổ chức ISO 14001 | Hướng dẫn xác định từ A-Z

Bối cảnh của một tổ chức được hiểu là môi trường kinh doanh của một doanh...

Thực trạng áp dụng ISO 9001 tại Việt Nam | Tư vấn áp dụng

Tại Việt Nam, việc áp dụng ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho...

Giám định tổn thất hàng hoá | Hướng dẫn quy trình từ A-Z

Giám định tổn thất hàng hóa là quá trình kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức...

Cập nhật Thông tư 10/2024/TT-BXD | Quy định mới ngành VLXD

Thông tư 10/2024/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/11/2024 và có hiệu...