7 yếu tố cần kiểm tra trong quan trắc môi trường lao động

Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý y tế về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.

Đây là yêu cầu bắt buộc về công tác quan trắc môi trường lao động của doanh nghiệp, được quy định tại Thông tư 19/2011/TT-BYT của Bộ Y tế về “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động” và Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

Quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động tại doanh nghiệp

7 yếu tố cần kiểm tra trong quan trắc môi trường lao động

  1. Vi khí hậu;
  2. Vật lý;
  3. Hóa học;
  4. Bụi;
  5. Tiếp xúc nghề nghiệp;
  6. Tâm sinh lý;
  7. Ec-gô-no-my.

 

Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp 

  • Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
  • Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
  • Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

         ✍Tìm hiểu thêm: Phân biệt quan trắc môi trường và quan trắc môi trường lao động 

Căn cứ vào đâu để xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động?

1. Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cầm quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.

2. Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.

3. Các yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

Tần suất thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động?

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi quản lý định kỳ ít nhất 1 năm/lần.

Vinacontrol CE là đơn vị uy tính được Bộ Y tế chỉ định trực tiếp theo công văn số 815/MT-LĐ có đủ năng lực thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường lao động. Với đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có năng lực và kinh nghiệm thực hiện các xét nghiệm đo, kiểm tra môi trường lao động. Cùng đầy đủ máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động đã được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật để đánh giá các điểm đo.

Vinacontrol CE đem đến cho Quý khách hàng quy trình khảo sát và quan trắc diễn ra nhanh chóng nhất, không làm ảnh hưởng tới hệ thốngsản xuất của đơn vị, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo những lợi ích của công tác quan trắc môi trường lao động cho doanh nghiệp, với mức chi phí hợp lý.

 

Quý khách hàng liên hệ Hotline 1800.6083 hoặc gửi email cho chúng tôi theo địa chỉ vnce@vnce.vn hoặc để lại thông tin liên lạc trong phần chat, Vinacontrol CE luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Tin khác

Tiêu chuẩn ISO 19011 về hệ thống quản lý đánh giá | Tài liệu mới nhất

ISO 19011 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá (Auditing...

Kế hoạch là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

Kế hoạch có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Từ kế hoạch...

Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Lãnh đạo là quá trình hoặc khả năng của một người hay một nhóm người để hướng...

Kiểm kê khí nhà kính là gì? 9 bước quy trình kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các...

Giấy phép môi trường là gì? Thủ tục cấp giấy chi tiết

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp...

Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam | 4 Thông tin cần lưu ý

Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh...

Thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình | 5 Nội dung cần chú ý

Theo quy định Pháp luật hiện hành thì thanh nhôm định hình không thuộc danh...

Thủ tục nhập khẩu kính xây dựng | Hỗ trợ kiểm tra chất lượng

Kính xây dựng được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau vào Việt Nam như...

Thủ tục nhập khẩu sơn các loại | Quy trình mới nhất

Nhận thấy sự vướng mắc đối với thủ tục nhập khẩu sơn tại nhiều doanh nghiệp,...

Thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát | Cập nhật mới nhất

Về thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát cũng tương tư như đối với các mặt hàng...