Dấu chứng nhận hợp quy và hợp chuẩn sản phẩm

Hiện nay, hoạt động chứng nhận/kiểm định tại Việt Nam đang phát triển một cách rầm rộ và nhanh chóng. Sản phẩm, hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường cần/nên được chứng nhận hợp quy hoặc hợp chuẩn. Chính vì vậy, để biết hoặc lựa chọn được Quy chuẩn hoặc Tiêu chuẩn cho sản phẩm của mình, các doanh nghiệp cần phải hiểu và nắm rõ được sản phẩm và dịch vụ mà mình mong muốn.

 

1. Dấu chứng nhận hợp quy và hợp chuẩn sản phẩm 

Tổ chức chứng nhận Vinacontrol CE phân biệt mẫu dấu chứng nhận hợp quy và hợp chuẩn:

STT

PHÂN BIỆT

DẤU HỢP QUY

DẤU HỢP CHUẨN

1

Khái niệm 

Dấu hợp quy CR là một bằng chứng chứng minh và nhận biết những sản phẩm đã có chứng nhận hợp quy, đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước và được phép lưu hành sản phầm này trên thị trường. Tem CR là ký hiệu gắn dấu CR do nhà nước ban hành.

Dấu hợp chuẩn là 1 bằng chứng chứng nhận sản phẩm được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn như: Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn nước ngoài...

2

Mẫu tem(minh họa)

Dấu hợp quy

Dấu hợp chuẩn

3

Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây rủi ro và mất an toàn cho con người trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng.

Áp dụng cho các sản phẩm, hàng hóa không hoặc ít khả năng gây rủi ro và mất an toàn cho con người trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng.

Trên đây là mẫu dấu chứng nhận hợp quy và hợp chuẩn tại Vinacontrol CE

Dấu hợp quy có thể được thể hiện trên sản phẩm thông qua tem dán trực tiếp trên sản phẩm được sản xuất bằng chất liệu giấy tự dính như decal giấy, decal nhựa hoặc in trực tiếp trên bao bì sản phẩm.

✍ Xem thêm :  Phân biệt chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy

 

2. Cách nhận biết dấu hợp quy, hợp chuẩn theo đúng quy định?

Theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT–BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật, tem đúng quy định cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Hình dạng kích cỡ dấu trên tem đúng quy định;
  • Dấu hợp quy được gắn ở vị trí dễ thấy, được in trực tiếp lên sản phẩm, bao bì hàng hóa;
  • Dấu hợp quy được thiết kế dễ nhận biết và cùng màu;
  • Có đầy đủ kí hiệu tiêu chuẩn tương ứng làm căn cứ chứng nhận hợp quy;
  • Dấu hợp quy, hợp chuẩn không thể bóc ra gắn lại đồng thời không dễ tẩy xóa.

 

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy tại doanh nghiệp

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn (trái) và hợp quy (phải) tại doanh nghiệp 

3. Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy tại Việt Nam 

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol  (Vinacontrol CE) là tổ chức chứng nhận có đầy đủ năng lực pháp lý trong lĩnh vực chứng nhận, kiểm định, hiệu chuẩn hàng đầu Việt Nam. Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp với trình độ, năng lực và thương hiệu được thừa nhận, công nhận rộng rãi ở Việt Nam và Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm của Vinacontrol CE mang đến nhiều lợi ích hơn cho Khách hàng:

  • Thương hiệu Vinacontrol hơn 60 năm trong lĩnh vực kiểm định, chứng nhận được biết đến rộng rãi với sự uy tín và khách quan. Có thể là lợi thế cho hoạt động quảng bá của Quý khách hàng cho sản phẩm được chứng nhận;
  • Có đầy đủ năng lực pháp lý hoạt động dịch vụ;
  • Đội ngũ chuyên gia đánh giá có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản chuyên nghiệp, có uy tín trong cộng đồng ngành chứng nhận;
  • Dịch vụ trọn gói, hỗ trợ cả trong công tác vận hành sau chứng nhận;
  • Chi phí hợp lý;
  • Thời gian cấp chứng nhận nhanh chóng.

 

Mọi thắc mắc hay yêu cầu về dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm, Quý Khách liên hệ hotline tư vấn miễn phí 1800.6083, email  vnce@vnce.vn hoặc để lại yêu cầu cho chúng tôi tại đây để được hỗ trợ nhanh và tốt nhất.

Tin khác

An toàn điện là gì? 7 Biện pháp đảm bảo an toàn điện

Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề...

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện | Tìm hiểu ngay

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động...

Giấy phép kinh doanh là gì? Tìm hiểu thủ tục đăng ký giấy phép

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép các cá nhân, tổ chức...

Phân loại lao động theo điều kiện lao động | Hướng dẫn chi tiết

Phân loại lao động theo điều kiện lao động là quá trình xác định và nhóm các...

Tiêu chuẩn ISO 19011 về hệ thống quản lý đánh giá | Tài liệu mới nhất

ISO 19011 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá (Auditing...

Kế hoạch là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

Kế hoạch có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Từ kế hoạch...

Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Lãnh đạo là quá trình hoặc khả năng của một người hay một nhóm người để hướng...

Kiểm kê khí nhà kính là gì? 9 bước quy trình kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các...

Giấy phép môi trường là gì? Thủ tục cấp giấy chi tiết

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp...

Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam | 4 Thông tin cần lưu ý

Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh...