An toàn trong đóng gói thực phẩm | Các tiêu chuẩn & quy định
Đóng gói thực phẩm là công đoạn quan trọng có tác động trực tiếp tới tình trạng, tính chất của sản phẩm. Do đó, việc đóng gói cần được tiến hành cẩn thận, an toàn, đạt chuẩn nhằm tránh các tác nhân, yếu tố có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Và doanh nghiệp cần lưu ý các nội dung dưới đây để tiến hành hiệu quả an toàn trong đóng gói thực phẩm.
1. An toàn trong đóng gói thực phẩm là gì?
An toàn trong đóng gói thực phẩm là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải đạt được và đảm bảo nhằm duy trì chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe người dùng. Đây là mục tiêu bắt buộc và đã được quy định nghiêm ngặt theo pháp luật trong nước và quốc tế. Theo đó, nó yêu cầu tính toàn vẹn, vệ sinh, chất lượng của các vật liệu tiếp xúc trực tiếp tới thực phẩm bao gồm bao bì thực phẩm, đồ dùng nhà bếp và các dụng cụ khác.
Để có thể đảm bảo an toàn thực phẩm và tránh trường hợp các chất không mong muốn di chuyển vào thực phẩm, doanh nghiệp sản xuất bắt buộc cần tuân thủ các quy định và tiến hành hiệu quả an toàn trong đóng gói thực phẩm.
An toàn trong đóng gói thực phẩm là mục tiêu bắt buộc và đã được quy định nghiêm ngặt theo pháp luật
✍ Xem thêm: Tiêu chuẩn HACCP| Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong sản xuất thực phẩm
2. Các tiêu chuẩn An toàn đóng gói thực phẩm
Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ những Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho ngành đóng gói thực phẩm khi tiến hành sản xuất, kinh doanh để đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Tại Việt Nam, Bộ y tế ban hành 4 bộ quy chuẩn QCVN 12-4:2015-BYT, QCVN 12-1:2011/BYT, QCVN 12-3:2011/BYT, QCVN 12-2:2011/BYT quy định các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu quản lý về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men, nhựa tổng hợp, kim loại, cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần cập nhật các tiêu chuẩn an toàn quốc tế khác như: Bộ tiêu chuẩn chuẩn được Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) công bố về xây dựng các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khi sử dụng máy đóng gói thực phẩm, máy đóng gói bao bì, máy ép vỉ trong công đoạn đóng gói thực phẩm. Đây là bộ tiêu chuẩn dành cho những công ty sản xuất thực phẩm. Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật gồm: Chương trình tiên quyết PAS 223; yêu cầu thiết kế đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản đóng gói. Mục tiêu của nó là thiết lập quy trình đưa ra một chương trình tiên quyết (PRP) về an toàn thực phẩm trong đóng gói thực phẩm và đồ uống.
Khi áp dụng bộ tiêu chuẩn này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể quản lý tốt vấn đề an toàn thực phẩm và tiến hành đánh giá, phát triển, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Từ đó khắc phục được những nguy cơ mất vệ sinh an toàn và đáp ứng được quy định về bảo vệ sức khỏe cho khách hàng.
Quản lý tốt vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm khi áp dụng tiêu chuẩn an toàn đóng gói thực phẩm
✍ Xem thêm: Chứng nhận GLOBAL GAP| Tiêu chuẩn thế giới về sản xuất nông nghiệp tốt
3. Một số quy định về chất lượng đối với bao bì đóng gói thực phẩm
Thông tư 34/2011/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Theo đó các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm có bao bì, dụng cụ nhựa cần tuân thủ các quy định tại quy chuẩn trên.
Điều 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, nêu rõ mức phạt đối với vi phạm quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình đóng gói thực phẩm. Cụ thể:
Căn cứ |
Mức xử phạt |
Vi phạm |
Khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP. |
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. |
|
Khoản 4 Điều 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP. |
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. |
|
Khoản 5 Điều 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP. |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. |
|
Khoản 7 Điều 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP. |
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. |
|
Khoản 8 Điều 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP. |
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng. |
|
Theo đó, doanh nghiệp cần biết và tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn trong đóng gói sản phẩm để tránh các rủi ro pháp lý. Đồng thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng. Đây đều là những yếu tố mà một doanh nghiệp tiêu chuẩn cần có để phát triển bền vững và đạt được mức lợi nhuận, doanh thu ổn định.
Thực phẩm tươi sống được hút chân không trong quá trình đóng gói để đảm bảo chất lượng sản phẩm
✍ Xem thêm: Đào tạo nhận thức ISO 22000 quản lý an toàn thực phẩm | Cấp chứng chỉ toàn quốc
4. Những lưu ý trong quy trình đóng gói thực phẩm
4.1 Độ ẩm trong quá trình đóng gói thực phẩm
Chất lượng của thực phẩm có thể dễ dàng bị ảnh hưởng và thay đổi khi độ ẩm vượt mức. Bởi khi đó, với điều kiện độ ẩm quá mức sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, vi trùng xâm nhập. Cho nên, độ ẩm, nhiệt độ cần được kiểm soát bằng các biện pháp hiệu quả.
Các biện pháp được sử dụng đó là có thể đóng gói kèm theo túi hút ẩm, giúp khử ẩm và chống nấm mốc; sản phẩm đóng hộp dùng nắp nhôm, thiết để seal màng trước lúc dùng nắp chính của hộp,…
4.2 Không khí trong thời gian đóng gói
Không khí cũng là tác nhân lớn ảnh hưởng đến độ tươi của thực phẩm. Thực phẩm tiếp xúc không khí càng lâu thì càng dễ bị oxy hóa. Vậy nên vật liệu đóng gói phải có mức độ thẩm thấu, khuếch tán oxy thấp. Các thực phẩm tươi sống, thực phẩm hạt, bánh đóng hộp, dầu nên được hút chân không hoặc sử dụng gói hút oxy.
4.3 Nhiệt độ phòng khi đóng gói thực phẩm
Mỗi một loại sản phẩm thì có nhiệt độ bảo quản khác nhau để duy trì chất lượng sản phẩm. Cần lưu ý nhiệt độ để tránh sản phẩm giảm chất lượng, hư hỏng trong quá trình đóng gói.
4.4 Chất liệu bao bì đóng gói thực phẩm
Bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm nên cần hoàn toàn đảm bảo vệ sinh, không gây phản ứng hay tạo chất độc với thực phẩm được đóng gói. Bao bì cũng cần hoàn toàn giữ nguyên được trạng thái, đặc tính, chất lượng ban đầu của sản phẩm và ngăn mùi, giữ khí, tránh va chạm hoàn chỉnh.
Gói hút ẩm được sử dụng phổ biến trong quá trình đóng gói thực phẩm
Kết luận
An toàn trong đóng gói thực phẩm cho phép các nhà sản xuất bao bì, nhà bán lẻ thực phẩm và nhà sản xuất, chế biến thực phẩm đóng gói giảm thiểu những nguy cơ mất vệ sinh, suy giảm chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, tránh được các rủi ro pháp lý liên quan đến vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời khi nhà sản xuất đáp ứng các yêu cầu về đóng gói và đảm bảo ghi nhãn chính xác sẽ giúp nâng cao khả năng tiếp thị của sản phẩm đó.
Với chứng nhận ISO 22000 và HACCP, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đạt hiệu quả an toàn trong đóng gói thực phẩm. Vinacontrol CE là đơn vị tư vấn, đào tạo và chứng nhận ISO 22000, HACCP hàng đầu tại Việt Nam. Mọi yêu cầu liên quan đến dịch vụ của Vinacontrol CE. Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 1800.6083 email vnce@vnce.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất!
Tin khác