Sản phẩm xử lý môi trường thủy sản nào phải chứng nhận hợp quy?
Chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, premix khoáng, premix vitamin (được gọi là Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản) là sản phẩm để điều chỉnh tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường theo hướng có lợi cho nuôi trồng thủy sản. Tạo môi trường phù hợp giúp nuôi trồng thủy sản được phát triển thuận lợi và bền vững.
1. Sản phẩm nào cần chứng nhận và công bố hợp quy?
1: Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với hóa chất, chế phẩm sinh học
Quy chuẩn Việt Nam về sản phẩm xử lý môi trường thủy sản cho hóa chất và chế phẩm sinh học được ký hiệu: QCVN 02-32-1:2019/BNNPTNT. Những sản phẩm nằm trong danh mục quy chuẩn này như:
- Hóa chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
- Khoáng chất tự nhiên xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
- Chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
►►►Hợp quy thức ăn thủy sản: XEM CHI TIẾT
2: Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với hỗn hợp khoáng, Hỗn hợp vitamin
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này được ký hiệu là QCVN 02-32-2:2020/BNNPTNT, bao gồm những sản phẩm cần hợp quy sau:
- Hỗn hợp khoáng (premix khoáng);
- Hỗn hợp vitamin (premix vitamin);
- Hỗn hợp khoáng – vitamin.
Chứng nhận hợp quy và tư vấn công bố hợp quy sản phẩm
Đối với cả hai danh mục này đều áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu: hóa chất, chế phẩm sinh học, hỗn hợp khoáng (premix khoáng), hỗn hợp vitamin (premix vitamin) và hỗn hợp khoáng – vitamin xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân muốn lưu thông sản phẩm này cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp cho sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
2. Thực hiện đánh giá chất lượng phù hợp
1: Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học
- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình);
- Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện hợp quy theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
2: Danh mục hỗn hợp khoáng và hỗn hợp vitamin
- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 (thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất).
Trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản còn hiệu lực thì không phải đánh giá quá trình sản xuất.
- Đối với sản phẩm nhập khẩu: hợp quy theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
3. Quy trình chứng nhận hợp quy
Vinacontrol CE giới thiệu quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm xử lý môi trường thủy sản:
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận tại tổ chức Vinacontrol CE ;
- Bước 2: Sắp xếp lịch đánh giá tại công ty/nhà máy sản xuất/ của khách hàng;
- Bước 3: Tiến hành đánh giá và lấy mẫu thử nghiệm ;
- Bước 4: Cấp giấy chứng nhận(nếu đạt)
- Bước 5: Đánh giá giám sát định kỳ hàng năm.
Công bố hợp quy
Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện công bố hợp quy hóa chất, chế phẩm sinh học, hỗn hợp khoáng và hỗn hợp vitamin xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo:
- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;
- Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
►►►Xem thêm: Chứng nhận ISO trong lĩnh vực thức ăn thủy sản
4. Lý do doanh nghiệp cần hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm
- Doanh nghiệp muốn lưu thông sản phẩm trên thị trường thì bắt buộc phải thực hiện hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm;
- Đáp ứng yêu cầu của pháp luật, giảm thiểu rủi ro về pháp lý, kiểm tra từ Nhà nước;
- Khẳng định chất lượng sản phẩm: kết quả hợp quy sản phẩm là một minh chứng với người nuôi trồng thủy sản và cộng đồng về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Không những đảm bảo an toàn cho thủy sản, môi trường nuôi trồng, mà còn bảo đảm người tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc thủy sản được nuôi trồng qua môi trường được xử lý bằng sản phẩm đó;
- Nâng cao giá trị sản phẩm: sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm chứng bởi TS chuyên ngành và cơ quan quản lý nhà nước;
- Nâng cao uy tín, lợi thế cạnh tranh: dấu CR in trên bao bì sản phẩm giúp tạo dựng lòng tin từ khách hàng, giúp nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất.
Liên hệ Vinacontrol CE qua hotline tư vấn miễn phí 1800.6083, email vnce@vnce.vn để được tư vấn chi tiết nhất về dịch vụ hợp quy và công bố Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Tin khác