Ngành dệt may "tiếp đón" CPTPP như thế nào?

Dự kiến đầu năm 2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) sẽ chính thức có hiệu lực. Bên cạnh những lo ngại nhất định, ngành dệt may đang có sự tính toán, chuẩn bị nhằm tận dụng nhanh chóng, hiệu quả những cơ hội mà CPTPP đem lại.

Ngành dệt may tiếp đón CPTPP

Cơ hội và thách thức cho ngành dệt may

Dệt may là một trong những ngành hàng lớn còn nhiều dư địa phát triển của Việt Nam. Thời gian qua, Chính phủ luôn chủ động trong đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), điển hình gần đây là Hiệp định CPTPP. Điều này mở ra những cơ hội rất lớn cho ngành dệt may.

Liên quan tới Hiệp định CPTPP, cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp dệt may rất lớn. Ngành dệt may sẽ có thể tiếp cận nhiều thị trường lớn có tiềm năng, trong đó có những thị trường hiện Việt Nam chưa có FTA. Hiệp định CPTPP quy định thuế suất hầu hết mặt hàng sẽ giảm về 0% trong vòng 7 năm, Việt Nam có thể nới lỏng đến 10 năm. Thuế suất vào các thị trường xuất khẩu giảm sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may còn có thể tận dụng được nguồn cung nguyên liệu, học hỏi công nghệ sản xuất và trình độ quản lý từ các nước nội khối… Và để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu mỗi năm đạt trên dưới 10%/năm thì ngành dệt may Việt Nam phải tập trung vào khai thác tốt những thị trường trong khối CPTPP

Ráo riết “tiếp đón”

 Chỉ còn vài tháng nữa Hiệp định CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực. Nhìn nhận rõ những cơ hội mở ra từ CPTPP, ngành hàng dệt may đã, đang có sự chuẩn bị, “tiếp đón” CPTPP như thế nào?

Đứng từ góc độ doanh nghiệp cụ thể: Hiệp định CPTPP sẽ mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp tại nhiều thị trường cả theo chiều xuất khẩu và nhập khẩu, điển hình như thị trường Australia. Hiện nay, nguồn nguyên liệu nhập khẩu của ngành dệt may còn đang bị gò bó, đa số là nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Khi mở rộng ra, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường trong khối CPTPP, ví dụ nhập khẩu len từ Australia…

Ngoài sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ CPTPP, thâm nhập các thị trường bằng chính sự nỗ lực của doanh nghiệp. Trước mắt, các doanh nghiệp tập trung nghiên cứu kỹ thị trường hướng đến. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đầu tư thêm máy móc hiện đại, trau dồi thêm tay nghề cho công nhân… nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe đặt ra.

Cần cải cách kịp thời ngành dệt may

Một trong những khía cạnh từ Hiệp định CPTPP được cộng đồng doanh nghiệp khá quan tâm là CPTPP sẽ tạo động lực cho cải cách trong nước, điển hình là cải cách môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính. Về điều này, dệt may là ngành hàng gắn từ sản tới thương mại toàn cầu va chạm khá nhiều. Doanh nghiệp dệt may hội nhập khá lâu nên đều có kinh nghiệm để ứng phó trước các CPTPP. Điều doanh nghiệp ngần ngại nhất là những chuẩn bị, cải cách trong nước không kịp thời để giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ CPTPP so với sự chuẩn bị của đối thủ cạnh tranh, cụ thể là các doanh nghiệp nước ngoài.

Để giải bài toán về nguyên liệu, đáp ứng các quy định về xuất xứ, các doanh nghiệp trong ngành cần phối hợp với nhau tạo thành chuỗi cung ứng hoàn thiện. Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phải chủ động tìm đến doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu (sợi, vải) nhằm giảm tối đa nhập khẩu. Đồng thời, cần tăng cường đầu tư vốn, công nghệ phát triển những mảng còn thiếu. Ngoài ra, cần chú trọng đào tạo nhân lực, cải thiện công nghệ nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, nâng sức cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh khắc phục những hạn chế về khâu sản xuất, giới chuyên môn cho biết, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin thị trường, quy định của các CPTPP để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp; tham gia sâu hơn vào khâu bán hàng và phân phối trong chuỗi giá trị ngành (đây là khâu mang lại giá trị gia tăng nhiều nhất), đặc biệt cần làm chủ thiết kế thời trang để xây dựng thương hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam.

Bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chất lượng, quy hoạch sản xuất đối với các sản phẩm dệt may làm cơ sở cho việc giám sát, kiểm tra các sản phẩm của ngành. Trong đó có Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng Fomaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuôm Azo trong sản phẩm dệt may có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Như vậy, bắt đầu từ ngày 01/01/2019, các sản phẩm dệt may trước khi đưa ra tiêu thụ tại thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy theo quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may.

Quý khách hàng cần bất cứ giải đáp nào về dịch vụ chứng nhận hợp quy dệt may, Công ty CP Chứng nhận và kiểm định Vinacontrol CE luôn sẵn sàng hỗ trợ, liên hệ hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ.

Tin khác

An toàn điện là gì? 7 Biện pháp đảm bảo an toàn điện

Khái niệm an toàn điện có thể hiểu là một chuỗi các biện pháp ứng phó để đề...

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện | Tìm hiểu ngay

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động...

Giấy phép kinh doanh là gì? Tìm hiểu thủ tục đăng ký giấy phép

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép các cá nhân, tổ chức...

Phân loại lao động theo điều kiện lao động | Hướng dẫn chi tiết

Phân loại lao động theo điều kiện lao động là quá trình xác định và nhóm các...

Tiêu chuẩn ISO 19011 về hệ thống quản lý đánh giá | Tài liệu mới nhất

ISO 19011 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý đánh giá (Auditing...

Kế hoạch là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch hiệu quả

Kế hoạch có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Từ kế hoạch...

Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo với quản lý

Lãnh đạo là quá trình hoặc khả năng của một người hay một nhóm người để hướng...

Kiểm kê khí nhà kính là gì? 9 bước quy trình kiểm kê

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các...

Giấy phép môi trường là gì? Thủ tục cấp giấy chi tiết

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp...

Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam | 4 Thông tin cần lưu ý

Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh...